Tìm kiếm theo: Chủ đề Chính sách phát triển du lịch
Kết quả [1 - 20] / 27
Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Phần thứ hai: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 |
Phần thứ nhất: Đánh giá hiện trạng và các yếu tố nguồn lực phát triển du lịch
Phần thứ hai: Nội dung Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến đến năm 2030 |
Du lịch cộng đồng đã góp phần thay đổi đáng kể sinh kế của người dân địa phương. Từ những vùng, địa phương kinh tế còn khó khăn, nhờ hoạt động du lịch, sinh kế của người dân đã được cải thiện rõ rệt, từng bước bắt kịp những tỉnh, địa phương có hoạt động kinh tế-xã hội phát triển. Tuy nhiên, một đóng góp to lớn hơn của du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như mục tiêu phát triển du lịch bền vững, đó là,du lịch cộng đồng đã giúp Việt Nam khai thác, phát huy, giới thiệu và góp phần bảo tồn, lưu giữ các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hoá đặc sắc của Việt Nam. Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, nét văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt của đồng bào cá... |
1. Tổng quan những vấn đề lý luận trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch
2. Tổng quan về tài nguyên du lịch
3. Đánh giá thực trạng quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam hiện nay về mô hình tổ chức quản lý khai thác, sự phân cấp, nội dung cách thức quản lý cùng hệ thống các văn bản pháp qui của trung ương và địa phương, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại, những bài học cần nhân rộng và rút kinh nghiệm thực tiễn quản lý ở Việt Nam
4. Tổng quan kinh nghiệm quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở một số nước trong khu vực nhằm đúc kết, học hỏi những kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý khai thác tài nguyên ở Việt Nam
5. Đề xuất một sô chính sách, giải ph... |
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM CHƯƠNG V: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG |
Phần thứ nhất: Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2012.
Phần thứ hai: Những cơ hội và thách thức phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới.
Phần thứ ba: Định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới
Phần thứ tư: Các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong gian đoạn mới |
Diễn đàn được tổ chức với mong muốn tạo cơ hội để trao đổi về tầm nhìn, đánh giá những cơ hội, thách thức để phát triển du lịch MICE tại Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, bền vững, gắn với định hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của du lịch Việt Nam. diễn đàn gồm 3 nhóm chủ đề chính, gồm: Đánh giá vai trò của du lịch MICE; Phát triển điểm đến du lịch MICE và Phát triển các dịch vụ du lịch MICE. |
Cuốn sách "Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới" sẽ giới thiệu cho bạn đọc những nội dung về các nguồn lực của du lịch Việt Nam, bối cảnh và sự phát triển của du lịch Việt Nam trước đổi mới (giai đoạn từ khi thành lập ngành Du lịch Việt Nam năm 1960 đến khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc "Đổi mới" năm 1986); bối cảnh và sự phát triển của du lịch Việt Nam từ sau khi bắt đầu thực hiện công cuộc "Đổi mới" năm 1986 cho đến nay; đưa ra những viễn cảnh và định hướng, giải pháp phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới, giai đoạn tiếp theo của thời kỳ đổi mới, để tiếp tục con đường phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. |
Hội thảo nhằm mục đích nghiên cứu, thảo luận làm rõ thực trạng triển khai các giải pháp, chính sách, mô hình, bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch ở các bộ, ban, ngành, địa phương hiện nay. |
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI PHẦN 2: DU LỊCH VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
PHẦN 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM |
Hội thảo đưa ra những quan điểm về du lịch hang động của các nhà nghiên cứu khoa học, của các công ty. Để khai thác giá trị của hang, động, thúc đẩy du lịch, các địa phương, đơn vị dịch vụ du lịch cần chú trọng đào tạo và tập huấn cho nhân viên, hướng dẫn viên về các vấn đề liên quan đến an toàn trong hang, sơ cứu và hướng dẫn du khách về việc bảo vệ môi trường tự nhiên; Nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua sử dụng hệ thống các biển báo và nội dung chương trình, hoạt động mang tính giáo dục để nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương về việc bảo tồn và bảo vệ môi trường hang, động. |
Hội thảo đã tạo cơ hội cho các đại biểu bàn luận sâu hơn về các chính sách quản lý, cơ sở hạ tầng và liên kết phát triển du lịch. Ngoài ra, việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch cũng được đưa ra, nhằm đảm bảo rằng cư dân nơi đây có thể hưởng lợi từ sự phát triển của ngành du lịch tại vùng chè.thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Các ý kiến đóng góp thể hiện tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch tại các vùng chè, nhưng cũng chỉ ra nhiều thách thức cần khắc phục như cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và liên kết phát triển. |
Hội thảo nhằm đánh giá sự hài lòng và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch, góp phần làm tăng khả năng thu hút khách du lịch tại các khu di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp để nâng cao sự hài lòng và thu hút du khách tới các khu di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Trong số đó có việc xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bảo đảm an toàn, hạn chế tiến tới loại bỏ hoàn toàn các hiện tượng chèo kéo khách, cò mồi, nâng giá, ép giá, lừa đảo, cướp giật... bởi việc này gây ảnh hưởng lớn cảm nhận của du khách cũng như ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Do đó, cần chú trọng tuyên truyền, n... |
- Tổng quan một số cơ sở lý luận và hệ thống chính sách về phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
- Đánh giá tiềm năng, thực trạng và việc thực thi chính sách phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
- Đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. |
NỘI DUNG GỒM: PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC
ĐÔ THỊ; PHẦN II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM; PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC
ĐÔ THỊ VIỆT NAM |
Thông qua việc đánh giá thực trạng và tiềm năng cho du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại một số quốc gia trên thế giới đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong thời gian tới. |
- Tổng quan về quản lý khu du lịch quốc gia
- Kinh nghiệm quốc tế về quản lý khu du lịch
- Phân tích, đánh giá hiện trạng một số mô hình quản lý khu du lịch quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam (Khu du lịch quốc gia Sa Pa – Lào Cai, Khu du lịch quốc gia Tràng An – Ninh Bình, Khu du lịch quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình, Khu du lịch quốc gia Mũi Né – Bình Thuận, Khu du lịch quốc gia Núi Sam – An Giang)
- Đánh giá chung sự phù hợp của các mô hình; xác định các khó khăn, tồn tại trong quá trình hoạt động
- Đề xuất một số mô hình định hướng và giải pháp thực hiện mô hình quản lý các khu du lịch quốc gia. |
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH GOLF CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GOLF TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GOLF TẠI VIỆT NAM |
Nội dung của nghiên cứu:
- Phần mở đầu: Mục đích, căn cứ xây dựng và ban hành Tài liệu hướng dẫn, phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu.
- Phần nội dung: Bao gồm những vấn đề chung và hướng dẫn cụ thể lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch cho quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia, các vùng du lịch; quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, khu du lịch quốc gia; quy hoạch cụ thể các khu chức năng thuộc khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương và điể... |